Anh Sơn kể, năm 2003, anh là giáo viên dạy Toán ở Trường THCS Pù Nhi (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát).
Đến năm 2004, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Mường Lát được thành lập, anh được điều động về làm giáo viên của trung tâm. Vì lẽ đó, học trò của anh có đủ độ tuổi, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1958, gần gấp đôi số tuổi của anh Sơn khi đó.
“Nhiều người là anh, chị của tôi, thậm chí đang là cán bộ của các xã, cần phải có bằng bổ túc để tiếp tục công tác. Có những nhà mà 2 bố con cùng đi học. Ngoài ra là những cán bộ y tế và thầy cô giáo mầm non, tiểu học khi hầu hết chỉ học 9+3, được tăng cường để xóa mù chữ”, anh Sơn kể.
Thầy giáo Nguyễn Nam Sơn với cái duyên với nhiều gia đình ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa khi dạy cả 3 thế hệ. Ảnh: Thanh Hùng |
Sau 8 năm công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, ngày 1/2/2012, thầy Sơn được điều chuyển đến nhận nhiệm vụ tại Trường THPT Mường Lát mới thành lập.
Và bất ngờ là nhiều học sinh ở đây lại chính là con em của học trò cũ.
“Thuở đó, có một số học sinh cá biệt nên mình phải tìm cách về nhà các em thăm nom, nắm tình hình để có hướng động viên, giúp đỡ. Đến nơi mới biết là con em của học trò cũ, cả thầy, cả trò tay bắt mặt mừng, mọi thứ bỗng trở nên rất dễ dàng. Đó cũng là cái may mắn của tôi”, thầy Sơn kể.
17 năm công tác trong ngành, thầy Sơn nhớ có ít nhất 3 trường hợp mà cả 3 thế hệ trong gia đình đều là học trò của mình. Trong đó, có 2 gia đình người dân tộc Mông, 1 gia đình người dân tộc Thái.
Sau nhiều thế hệ, học sinh cũ vẫn nhớ và nhận thầy. “Nếu mình không gần gũi, không làm đúng vai trò người thầy, thì tôi nghĩ sẽ không có chuyện này”, anh Sơn tâm sự.
Cầu nối thân thiết với học trò
Đến năm 2017, thầy Sơn được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát. Không đứng lớp trực tiếp nhưng thầy Sơn vẫn thường xuyên tham gia vận động, tuyên truyền học sinh đến trường. Anh cho hay, đó có thể coi là một lợi thế bởi có thời gian dài công tác ở Mường Lát.
Thầy Sơn cho hay, do đặc điểm địa bàn khó khăn, trường trải qua nhiều lần “thay máu”, nhiều giáo viên được luân chuyển về xuôi sau một thời gian công tác. Trong khi đó, học sinh là người dân tộc nhiều nên dễ bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thầy cô giáo mới. Đó là lí do thầy Sơn trở thành cầu nối của với học sinh và phụ huynh.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát). Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
Thầy Nguyễn Nam Sơn trong một lần đến thăm nhà học trò cũ. |
![]() |
Hai học sinh Lò Thị Vững (lớp 11) và Lò Thị Vân (lớp 10) hiện đang học tại Trường THPT Mường Lát. Hai em là con của bố Lò Văn Yêu (áo xanh) và cháu của ông Lò Văn Pén (áo khoác đen), cả 2 đều là học trò cũ của thầy Sơn ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát. |
Có mạng lưới học trò rộng khắp, thầy Sơn cho hay, gặp nhiều thuận lợi trong công việc bởi cán bộ, phụ huynh là học sinh cũ.
Khi có công việc gì, phụ huynh cũng thường đến để hỏi xin ý kiến của anh.
Càng công tác và gắn bó với học sinh và bà con, thầy giáo càng thêm yêu vùng đất Mường Lát. Ảnh: Thanh Hùng |
Với những học sinh ương ngạnh, khi được giáo viên chủ nhiệm phản ánh, thầy Sơn luôn lên tận lớp nhẹ nhàng mời các em xuống phòng để trò chuyện.
“Các học sinh khi mắc lỗi thì đã vào tâm thế co cụm và đề phòng với thầy cô nên nếu không tạo tâm lý tốt cho các em sẽ khó thuyết phục và tạo tác dụng ngược”.
Khi học sinh đến, việc đầu tiên, thầy tạo sự gần gũi chứ không đặt ra mục tiêu thuyết phục được các em ngay từ buổi đầu tiên.
“Tôi không bao giờ đề cập đến lỗi của các em ngay mà để các em được tâm sự”.
Những ngày sau đó, thầy Sơn tiếp tục chuyện trò, chia sẻ về làng mạc, gia đình, cuộc sống của các em và khi thầy trò cảm thấy tin tưởng và hiểu nhau, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thỏa.
Thầy Sơn nói vui rằng, dù không đứng lớp, nhưng thầy như phó chủ nhiệm của tất cả các lớp học trong trường.
Thanh Hùng
Chiều qua (30/11), đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo.
" alt=""/>Người thầy 8X của 3 thế hệ học sinh ở Mường LátÝ tưởng nảy sinh khi đi… đổ rác
“Nhiều lần đi đổ rác, hoặc muốn vứt rác, mình thấy rác bừa bãi trên đường do nhiều thùng rác xung quanh đã đầy và chưa được đổ. Loay hoay không biết đem rác bỏ vào đâu, tự dưng nghĩ, cần phải có cách nào đó để khắc phục tình trạng này” – Trần Hữu Phát – thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Theo Phát, cơ chế thu gom rác theo lộ trình cố định bộc lộ nhiều nhược điểm, dễ dẫn đến tình trạng xe gom rác chạy đến tất cả các thùng rác kể cả các thùng rác chưa đầy, gây tốn thời gian và nhiên liệu cho các xe tải thu gom rác. Mặt khác, nhiều thùng rác có thể quá tải trước khi được gom.
“Từ thực tế được tận mắt chứng kiến, tụi mình muốn tạo ra một giải pháp cho phép nhà quản lý biết được tình trạng thùng rác để có chiến lược điều phối xe hiệu quả. Đồng thời giúp người dân tìm thùng rác trống dễ dàng hơn”.
![]() |
Triển khai ý tưởng, các bạn gặp không ít khó khăn. Bên cạnh việc thiếu kinh phí, ban đầu nhóm gặp vấn đề do chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuật toán và phần mềm để ứng dụng cho sản phẩm. Cả nhóm phải thảo luận, tranh luận gay gắt, lên nhiều phương án khác nhau, và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, thầy cô. Sau một thời gian tìm tòi, thực hiện tỉ mỉ, cuối cùng sản phẩm cũng ra đời trong niềm vui mừng khôn xiết của những người trẻ tâm huyết.
Khác với các thùng rác thông thường, sản phẩm của nhóm sinh viên Hoa Sen sử dụng một cảm biến siêu âm được gắn trên nắp thùng, cho phép nhận biết khi nào rác đầy. Khi lượng rác đầy thùng, chip ethernet shield sẽ gửi tín hiệu về hệ thống của nhà quản lý. Đồng thời, đèn led gắn trên thùng sáng lên báo hiệu người dân không bỏ rác vào thùng đó nữa.
Sản phẩm sử dụng moduleGPS cho phép xác định chính xác vị trí của thùng trên web và hiển thị trên google map. Khi thùng rác đầy, trên bản đồ sẽ hiển thị màu đỏ, thùng rác nào chưa đầy sẽ hiển thị màu xanh. Công ty rác xử lý thông tin và cử người đi nhận rác.
Ngoài ra“thùng rác thông minh” còn có tính năng phát wifi cho người dùng gần đó có thể truy cập internet để đọc báo, cập nhật thông tin…biến thùng rác thành thiết bị đa tác dụng.
“Kiến thức chuyên ngành hỗ trợ chúng tôi rất nhiều”
Là sinh viên ngành Kĩ thuật phần mềm và ngành Mạng máy tính, Trường ĐH Hoa Sen, Trần Dương Minh Hải và Trần Hữu Phát khẳng định: kiến thức chuyên ngành được trau dồi trên giảng đường giúp các bạn rất nhiều trong quá trình sáng tạo sản phẩm. Đại học Hoa Sen vốn là một trong những cơ sở uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Chương trình đào tạo chú trọng phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm phát triển khả năng tư duy, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Thực hành chiếm đến 50% thời lượng môn chuyên ngành. Chính vì vậy, các bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với thực tế, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, thử sức ở các cuộc thi, sân chơi công nghệ. Đặc biệt,nhà trường luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
“Các thầy cô khoa Khoa học & Công nghệ, Trường ĐH Hoa Sen hỗ trợ, hướng dẫn chúng tôi xuyên suốt từ khâu lên ý tưởng đến quá trình hoàn thiện sản phẩm” - Trần Dương Minh Hải cho biết thêm.
Tháng 5 vừa qua, “Thùng rác thông minh” được giới thiệu tại Diễn đàn khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 2, nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo người tham dự cùng các chuyên gia công nghệ.
Thầy Nguyễn Tấn Cầm, giảng viên Trường ĐH Hoa Sen đánh giá: “Sản phẩm giàu tính ứng dụng, vừa góp phần thiết thực nâng cao ý thức người dân vừa giúp nhân viên thu gom rác tiết kiệm được thời gian, công sức”.
"Sắp tới, chúng em sẽ nghiên cứu phương pháp khuyến nghị người thu gom rác con đường đi đến thùng rác ngắn nhất" – Minh Hải tiết lộ.
Huệ Vân – Pha Lê
" alt=""/>Độc đáo thùng rác thông minh tự biết 'đầy